Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS

Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ năm 1960. Cũng trong thời gian đó, trong các trường sư phạm có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ II năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Công cuộc cải cách giáo dục lần III từ năm 1981 đến nay, đồng thời chú trọng cả ba mặt: Cải cách hệ thống giáo dục; cải cách nội dung và phương pháp dạy học.

Hiện nay, phương pháp dạy học Lịch sử đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp dạy học Lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Có thể nói, phương pháp dạy học Lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp cận được những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học và chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.

Vì vậy, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường THCS chưa được là bao; phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tuy rằng trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt của các giáo viên dạy giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Nhưng tình trạng chung vẫn là “Thầy đọc, trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, giải thích, minh họa bằng tranh ảnh.

Hơn nữa, trong việc dạy học, giữa Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp 

Kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ trực tiếp hữu cơ với nhau. Không thể điều chỉnh mục tiêu đào tạo, cải tiến chương trình, nội dung sách giáo khoa mà không đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra đánh giá trong dạy học. Công việc này đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên, có thể nói là phải tiến hành một cuộc Cách mạng trong đổi mới phương pháp dạy học.

doc 27 trang Khải Lâm 28/12/2023 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử THCS
áp dạy học Lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp cận được những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học và chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường THCS chưa được là bao; phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tuy rằng trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt của các giáo viên dạy giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Nhưng tình trạng chung vẫn là “Thầy đọc, trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, giải thích, minh họa bằng tranh ảnh.
Hơn nữa, trong việc dạy học, giữa Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp – 
Kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ trực tiếp hữu cơ với nhau. Không thể điều chỉnh mục tiêu đào tạo, cải tiến chương trình, nội dung sách giáo khoa mà không đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra đánh giá trong dạy học. Công việc này đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên, có thể nói là phải tiến hành một cuộc Cách mạng trong đổi mới phương pháp dạy học.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN
Đọc tài liệu: Tham Khảo tài liệu chuyên môn có liên quan
+ Sách giáo khoa , sách giáo viên, sách bài tập....
+ Một số vấn đề phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
Từ đó tôi chọn lọc kiến thức phù hợp với đơn vị. Học hỏi các giải pháp hay đã áp dụng để tích lũy kinh nghiệm.
Điều tra:
	a. Dự giờ: 
	- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm các giáo viên trong tổ.
	 - Rút kinh nghiệm tiết dạy trên lớp, tiết dự giờ. Qua đó, tôi luôn chú ý đến phương pháp giảng dạy cũng như cách tổ chức tiết dạy của mỗi giáo viên, từ đó giúp tôi tích lũy một số kinh nghiệm và hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học.
	b. Đàm thoại:
	- Trong quá ...trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã có công xây dựng nên đất nước ngày nay, từ đó góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN
1. Phân tích đánh giá thực trạng vấn đề:
Trường THCS Văn Lang là một trong những trường ở địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống của người dân còn vất vả. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò nhà trường, hàng năm nhà trường đều có học sinh giỏi và giáo viên giỏi cấp huyện môn Lịch sử, Chi bộ nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh.
Đối với bộ môn, tâm lí e ngại bộ môn của các em học sinh còn nhiều, do khối lượng kiến thức còn lớn, nhiều sự kiện Ngoài ra, tâm lí chưa thực sự coi trong môn lịch sử của bộ phận cha mẹ học sinh, cho rằng đây chỉ là môn phụ gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập và chất lượng bộ môn.
Lịch sử là hiện thực quá khứ đã diễn ra một cách khách quan, hợp quy luật, không lệ thuộc vào sự hiểu biết, ý thức mong muốn của cá nhân. Do những đặc điểm hiện thực Lịch sử (diễn ra theo trình tự thời gian và không lặp lại nguyên si như cũ), và cả nhận thức Lịch sử (không trực tiếp quan sát, không diễn ra trong phòng thí nghiệm) nên giáo viên cần biết hướng cho học sinh những khả năng khôi phục hình ảnh quá khứ đúng như nó tồn tại khách quan và trên cơ sở ấy hiểu Lịch sử. Đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu quyển “Lịch sử nước ta” năm 1941 bằng hai câu thơ sau:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Học tập Lịch sử đâu chỉ có biết nhiều sự kiện, chỉ ghi nhớ, học thuộc lòng mà không phải hiểu, không đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo. Nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ bộ môn Lịch sử mới thấy rõ sự cần thiết phải phát huy tính tích cực trong học tập, đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử.
Thực tế hiện nay trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THCS đã có không ít giáo viên có tâm huyết với bộ môn, dạy học bằng cả tấm lòng yêu nghề, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền gi...m giác nhàm chán cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên xa rời nội dung sách giáo khoa, quá mở rộng kiến thức bên ngoài sẽ làm cho bài giảng bị loãng, học sinh khó tiếp thu, như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cho giờ học.
2. Các tồn tại, hạn chế:
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiều em học sinh chưa hứng thứ, say mê với bộ môn. Các em thấy bộ môn còn khó học, khó nhớ với nội dung kiến thức dài. Chính vì vậy kết quả học tập còn hạn chế.
3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế:
 	Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích bộ môn lịch sử. Các em chưa tìm thấy hứng thú trong các giờ học lịch sử. Các em thấy khó nhớ, khó học và chán nản. 
Nhiều em học sinh thích thú với bộ môn nhưng do phương pháp, kỹ năng học tập chưa phù hợp nên kết quả đạt được chưa cao. Trong quá trình giảng dạy nhiều khi GV còn cứng nhắc chưa sử dụng phong phú, linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học.
4. Tính cấp thiết của sáng kiến: 
Để dẫn tới thực trạng trên một phần là do giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy, chưa bắt kịp với đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa tạo được những tiết học lôi cuốn học sinh. Chính vì vậy việc tích cực đổi mới, áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng bộ môn là vô cùng quan trọng. Với lí do nêu trên, cho thấy sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo lối tích cực hóa ở trường THCS nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm: “Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn lịch sử Trung học cơ sở”.
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Xây dựng mục tiêu bài học:
Mục tiêu của bài học là cái đích đặt ra cho học sinh cần đạt được sau khi học bài đó.
Mục tiêu chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học, hình thức đánh giá của bài đó.
Mục tiêu của mỗi bài gồm ba thành tố: Kiến thức, thái độ, kỹ năng.
Xây dựng được mục tiêu, người giáo viên mới xác định được những nội dung c

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_h.doc
  • pdfSKKN Lịch sử.pdf
  • docMỤC LỤC.doc
  • docxMỤC LỤC SKNN.docx
  • docDƠN SKNN- Châm.doc
  • docbia skkn.doc
  • docBIA SKKN -.doc