Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Du

CHỦ ĐỀ IV - PHÂN CHIA Ở TẾ BÀO NHÂN THỰC

B. CÔNG THỨC GIẢI TOÁN

1. CÁC CÔNG THỨC VỀ CHU KÌ TẾ BÀO

 (1.1) Chu kì tế bào: Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào hay là khoảng thời gian từ khi 1 tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia thành 2 tế bào con.

- Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian) và quá trình nguyên phân.

  • Kì trung gian: chiếm phần lớn thời gian, tùy loại tế bào trong cơ thể và tùy loài sinh vật.
  • Quá trình nguyên phân gồm 4 kỳ: đầu giữa sau cuối

(1.2) Thời gian nguyên phân

(1.2.1) Thời gian của 1 lần nguyên phân: được xem như thời gian của 1 chu kì tế bào (t)

(1.2.2) Thời gian nguyên phân khi TB nguyên phân liên tiếp n lần:

* Trường hợp tốc độ nguyên phân không thay đổi:

* Khi tốc độ nguyên phân thay đổi [tăng (+) hoặc giảm dần đều (-)]: 

- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân tăng dần đều.

- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân giảm dần đều.

Thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành một dãy cấp số cộng và thời gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong dãy cấp số 

2. CÁC CÔNG THỨC VỀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

Gọilà số TB tham gia nguyên phân, k là số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi TB và bộ NST lưỡng bội của loài là 2n ở trạng thái chưa nhân đôi:

(2.1) Đặc điểm về số lượng NST, trạng thái NST, số tâm động, số crômatic qua các kì nguyên phân trong mỗi tế bào:

doc 17 trang letan 17/04/2023 4460
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Du

Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Du
đoạn phân chia).
Kì trung gian: chiếm phần lớn thời gian, tùy loài và được chia thành 3 pha:
Các pha
Diễn biến cơ bản
Pha G1
Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào:
Tế bào tổng hợp các chất cần cho phân bào.
Cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát (R), chỉ tế bào nào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
- Độ dài pha G1 thay đổi và nó quyết định số lần phân chia của tế bào trong các mô khác nhau.
Pha S
- Diễn ra sự nhân đôi của ADN và NST.
- Trung tử nhân đôi
Pha G2
Tổng hợp các chất còn lại cần thiết cho phân bào như: prôtêin cấu tạo nên NST (histon), prôtêin cấu tạo nên thoi phân bào (tubulin), ...
Quá trình nguyên phân gồm 4 kỳ: đầu giữa sau cuối
1.3. Ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào 
Chu kì tế bào được điều khiển bởi một hệ thống điều hòa rất chặt chẽ, các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu của tế bào.
Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc thì cơ thể sẽ bị lâm bệnh.
2. Quá trình nguyên phân
1.2.1. Khái niệm về nguyên phân
Là hình thức phân chia tế bào nguyên nhiễm xảy ra phổ biến của các sinh vật nhân thực ở các loại tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và tế bào hợp tử. 
Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
1.2.2. Diễn biến của nguyên phân 
* Giai đoạn phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền): Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
Kì đầu: Các NST kép bắt đầu co xoắn; Màng nhân và nhân con biến mất; Thoi phân bào hình thành.
Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Thoi phân từ 2 cực bào đính vào mỗi NST kép tại tâm động.
Kì sau: Mỗi nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau qua tâm động, hình thành nên 2 NST đơn để di chuyển theo thoi phân bào về 2 cực của TB.
Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi phân bào tiêu biến.
* Giai đoạn phân chia tế bào chất
Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền ở đầu và...hương đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể (nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào).
Về mặt thực tiễn: 
Trong trồng trọt: người ta sử dụng các phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô để tạo ra các cây có đặc tính tốt.
Trong Y học: người ta sử dụng các nuôi cấy mô, công nghệ tế bào gốc, ... để duy trì và điều khiển sự sinh trưởng của các tế bào, mô, cơ quan hay biệt hóa tế bào gốc thành các cơ quan nhằm phục vụ công tác cấy, ghép tạng, ...
3. Giảm phân
3.1. Khái niệm về giảm phân
Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm của tế bào sinh dục ở vùng chín, trong đó các tế bào con sinh ra (gọi chung là các giao tử) có số lượng NST giảm đi một nửa.
3.2. Đặc điểm của giảm phân 
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian.
Ở kì đầu của giảm phân I, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra TĐC giữa 2 trong 4 crômatit không chị em.
Từ 1 TB mẹ có bộ NST lưỡng bội (2n) 4 TB con có bộ NST đơn bội (n)
3.3. Diễn biến của giảm phân
3.3.1. Giảm phân I
Kì đầu I: 
NST kép co xoắn dần, thoi phân bào hình thành, màng nhân và nhân con dần tiêu biến
Có sự bắt đôi, tiếp hợp giữa các NST kép theo từng cặp tương đồng và có thể dẫn đến hiện tượng trao đổi đoạn (trao đổi chéo) giữa các crômatic không chị em (có thể gây nên hiện tượng hoán vị gen, lặp đoạn, mất đoạn, chuyển đoạn*).
Kì giữa I: Các NST kép co xoắn cực đại, mỗi cặp NST kép tương đồng sắp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của TPB, TPB từ mỗi cực sẽ đính vào mỗi NST kép tại tâm động.
Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng sẽ di chuyển theo TPB để đi về 2 cực của tế bào.
Kì cuối I: 
Tại mỗi cực TB, các NST kép duỗi xoắn dần.
Màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến 
Tế bào 2n (VD: 2n = 4 NST)
Tế bào chất phân chia tế bào mẹ mang 2n NST kép thành 2 tế bào con mang n NST kép. 
4 tế bào con n (n = 2 NST)
3.3.2. Giảm phân II: cả 2 TB con sinh ra ở lần GFI, tiếp t...ặp NST trong giảm phân dẫn đến hình thành nhiều loại giao tử khác nhau, qua thụ tinh đã tạo ra vô số các BDTH có ý nghĩa quan trọng trong tiến hóa và chọn giống.
Đối với các loài sinh sản hữu tính, nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST đặc trưng của loài được duy trì, ổn định qua các thế.
Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều BDTH phục vụ trong công tác chọn giống. 
CHỦ ĐỀ IV - PHÂN CHIA Ở TẾ BÀO NHÂN THỰC
B. CÔNG THỨC GIẢI TOÁN
1. CÁC CÔNG THỨC VỀ CHU KÌ TẾ BÀO
 (1.1) Chu kì tế bào: Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào hay là khoảng thời gian từ khi 1 tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia thành 2 tế bào con.
- Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian) và quá trình nguyên phân.
Kì trung gian: chiếm phần lớn thời gian, tùy loại tế bào trong cơ thể và tùy loài sinh vật.
Quá trình nguyên phân gồm 4 kỳ: đầu giữa sau cuối
(1.2) Thời gian nguyên phân
(1.2.1) Thời gian của 1 lần nguyên phân: được xem như thời gian của 1 chu kì tế bào (t)
(1.2.2) Thời gian nguyên phân khi TB nguyên phân liên tiếp n lần:
* Trường hợp tốc độ nguyên phân không thay đổi: 
* Khi tốc độ nguyên phân thay đổi [tăng (+) hoặc giảm dần đều (-)]: 
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân tăng dần đều.
- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân giảm dần đều.
 Thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành một dãy cấp số cộng và thời gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong dãy cấp số 
2. CÁC CÔNG THỨC VỀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Gọi x là số TB tham gia nguyên phân, k là số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi TB và bộ NST lưỡng bội của loài là 2n ở trạng thái chưa nhân đôi:
(2.1) Đặc điểm về số lượng NST, trạng thái NST, số tâm động, số crômatic qua các kì nguyên phân trong mỗi tế bào:
Các kì
Đặc điểm
Kì TG
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Số NST
2n
2n
2n
4n
2n
Trạng thái
kép

File đính kèm:

  • doctai_lieu_huong_dan_tu_hoc_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thpt_ng.doc