Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du

CHUYÊN ĐỀ IV: SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ II -  CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

1. Khái quát về cảm ứng ở thực vật 

  • Khái niệm: Là khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường.
  • Đặc điểm: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
  • Vai trò: giúp thực vật thích nghi với điều kiện môi trường.

2. Các hình thức cảm ứng

2.1. Hướng động

2.1.1. Khái niệm 

Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).

2.1.2. Các kiểu hướng động

  • Căn cứ vào vận động sinh trưởng có thể hướng tới nguồn kích thích hoặc tránh xa nguồn kích thích người ta chia hướng động thành: hướng động dương và hướng động âm.
  • Nếu căn cứ vào loại tác nhân kích thích gây nên hướng động, ta có các kiểu hướng động:
  • Hướng sáng: 
  • Tính hướng sáng là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng: thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm. 
  • Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong hướng về phía kích thích. Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm  cho rễ uốn cong xuống đất.
  • Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm.
  • Hướng hóa: 
  • Tính hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất. Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.
  • Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là nước, muối khoáng, kiềm, axit, …
  • Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó….
  • Hướng tiếp xúc: 
  • Phản ứng sinh tr­ưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
  • Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong hướng theo vật tiếp xúc.
doc 30 trang letan 17/04/2023 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du

Tài liệu hướng dẫn tự học môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du
h gây nên hướng động, ta có các kiểu hướng động:
Hướng sáng: 
Tính hướng sáng là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng: thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm. 
Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong hướng về phía kích thích. Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.
Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). Rễ hướng đất dương, thân cành hướng hướng đất âm.
Hướng hóa: 
Tính hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất. Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.
Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là nước, muối khoáng, kiềm, axit, 
Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó.
Hướng tiếp xúc: 
Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong hướng theo vật tiếp xúc.
 2.1.3. Nguyên nhân và cơ chế gây ra hướng động
Đối với hướng động dương: do các TB ở phía K0 được kích thích sinh trưởng nhanh hơn các TB phía được kích thích (Auxin tập trung nhiều) à cơ quan uốn cong về phía nguồn kích thích.
- Đối với hướng động âm: Do các TB ở phía được kích thích sinh trưởng nhanh hơn các TB phía K0 được kích thích à cơ quan uốn cong để tránh xa nguồn kích thích.
2.2. Ứng động
2.2.1. Khái niệm 
Ứng động là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây. 
2.2.2. Các kiểu ứng động
Nếu căn cứ vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng ... cây.
Ví dụ: Vận động tự vệ ở cây trinh nữ (ứng động sức trương); Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây nắp ấm,  (ứng động tiếp xúc và hóa ứng động); 
Nguyên nhân và cơ chế gây ứng động: Dưới sự tác động của các kích thích không định hướng như va chạm cơ học hay tín hiệu hóa học gây ra sự thay đổi sức trương nước của các miền chuyên hóa. Khi kích thích lan truyền đến các miền chuyên hóa của các cơ quan, các ion K+ di chuyển ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu, gây mất nước đột ngột lá/gai/tua/lông cụp xuống. Khi sức trương nước tăng các cơ quan này lại trở về trạng thái ban đầu.
2.2.3. Nguyên nhân và cơ chế gây ra ứng động
Do sự thay đổi sức trương nước, co rút chất nguyên sinh của các miền chuyên hóa hay do sự biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.
2.3. Vai trò của cảm ứng đối với thực vật
Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi ® giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
Ứng động tạo sự thích nghi đa dạng cho thực vật, đối với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
CHUYÊN ĐỀ IV - SINH HỌC CƠ THỂ
CHỦ ĐỀ II - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
II. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái quát về cảm ứng ở động vật 
1.1. Khái niệm: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. 
1.2. Đặc điểm: 
Phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng hơn so với thực vật.
Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh, hình thức cảm ứng chỉ là những phản ứng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh theo kiểu hướng động.
Ở động vật có tổ chức thần kinh, cảm ứng được thực hiện bởi các phản xạ. 
Phản xạ: phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. 
Các phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ, cung phản xạ bao gồm: 
Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
... 
Đại diện: Ngành ruột khoang.
Đặc điểm cấu tạo của HTK: 
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh
Đặc điểm cảm ứng: 
Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ nhưng tất cả đều là các phản xạ không điều kiện.
Khi các TB cảm giác bị kích thích Luồng thông tin lan toả khắp mạng lưới cả cơ thể co lại. Phản ứng toàn thân nên tiêu tốn nhiều NL 
2.2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch 
Đại diện: Giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
Đặc điểm cấu tạo của HTK: 
Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh nối với nhau bởi các dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.
Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng cơ thể xác định.
Đặc điểm cảm ứng: 
Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ nhưng hầu hết là các phản xạ không điều kiện.
Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
2.3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống 
Đại diện: ĐVCXS như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Đặc điểm cấu tạo: 
Ví dụ: xét đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh ống ở người. Hệ thần kinh của người gồm khoảng 1012 nơron (tế bào thần kinh chính thức: có nhiệm vụ là phát và dẫn truyền xung thần kinh), ngoài ra còn có thêm các tế bào thần kinh đệm (có nhiệm vụ nâng đỡ, bảo vệ và nuôi dưỡng các nơron). Các nơron tập hợp lại ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể tạo thành hệ thần kinh trung ương gồm tủy sống và não bộ (có khoảng 1010 nơron), HTKTW được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. 
Liên hệ với não và tủy sống là các cơ quan thụ cảm (các giác quan và nội thụ quan) và cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ) nhờ các dây thần kinh não và dây thần kinh tủy.
Sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh trong giai đoạn phôi thai
Trí não là bộ phận được hình thành sớm nhất trong cơ thể bé khi bé mới chỉ là một bào thai nhỏ bằng hạt đậu. Ngay trong 8 tuần đầu tiên, các tế bào thần kinh của bé

File đính kèm:

  • doctai_lieu_huong_dan_tu_hoc_mon_sinh_hoc_lop_11_truong_thpt_ng.doc